Trong giao dịch, có thể nói mô hình tam giác đối xứng (tiếng Anh là Symmetrical Triangle) luôn thường xuyên xuất hiện, tuy nhiên vẫn bị nhiều trader bỏ qua. Lý do họ bỏ qua là họ chưa biết cách giao dịch với nó, và rồi họ nghĩ nó là một mô hình giá thất bại. Tuy nhiên mình khẳng định rằng mô hình tam giác đối xứng là một tín hiệu giao dịch rất hữu hiệu nếu bạn biết cách vận dụng nó. Lý do tại sao – Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
- 1 Mô hình tam giác đối xứng – Symmetrical Triangle
- 1.1 Mô hình tam giác đối xứng là gì?
- 1.2 Phân biệt mô hình tam giác đối xứng với các mô hình khác
- 1.3 Sai lầm khi giao dịch mô hình tam giác đối xứng cần tránh
- 1.4 Cách vào lệnh khi gặp mô hình tam giác đối xứng
- 1.5 Cách đặt Take Profit với mô hình tam giác đối xứng
- 1.6 Chiến lược giao dịch với mô hình tam giác đối xứng
Mô hình tam giác đối xứng – Symmetrical Triangle
Mô hình tam giác đối xứng là gì?
Mô hình tam giác đối xứng là một mô hình thu hẹp biến động. Tức là, sự biến động của giá đang giảm dần và nó dự báo rằng thị trường có khả năng sẽ sớm bùng nổ (tăng hoặc giảm giá).
Bây giờ có lẽ bạn đang tự hỏi:
“Vậy làm cách nào để xác định Tam giác đối xứng?”
Đây là những đặc điểm chính của nó:
- Các cạnh của tam giác dốc bằng nhau (đó là lý do tại sao nó đối xứng)
- Tam giác có các đỉnh sau thấp hơn VÀ các đáy sau cao hơn
- Nó trông giống như một cái phễu, với giá “ép” từ bên trái sang bên phải
Cuối cùng, giá không thể “ép” giá mãi được. Sớm muộn gì cũng phải bùng phát.
Và khi điều đó xảy ra. Nó sẽ đem lại cơ hội giao dịch có lãi cho những trader thông minh.
Nhưng tóm lại, một mô hình tam giác đối xứng trong thực tế nó sẽ như thế này:
Phân biệt mô hình tam giác đối xứng với các mô hình khác
Nếu bạn tìm hiểu về các mô hình giá, có thể bạn sẽ thấy mô hình tam giác đối xứng khá giống với một số mô hình khác: mô hình cờ đuôi nheo, mô hình cái nêm…
Điểm giống nhau là chúng đều có hình dạng giống hình tam giác. Tuy nhiên để biết được điểm khác nhau, bạn hãy nhìn vào 2 đường xu hướng của chúng (là đường nối các đỉnh và đường nối các đáy):
Mô hình cờ đuôi nheo (cờ hiệu): 2 đường xu hướng nằm ở 2 hướng khác nhau (một cái hướng lên trên, 1 cái hướng xuống dưới).
Mô hình tam giác: Có 1 đường xu hướng hướng lên trên (là mô hình tam giác tăng) hoặc hướng xuống dưới (là mô hình tam giác giảm), còn đường xu hướng còn lại nằm ngang.
Mô hình cái nêm: 2 đường xu hướng bắt buộc phải cùng hướng lên trên, hoặc cùng hướng xuống dưới.
Có lẽ bạn đang thắc mắc: Mô hình tam giác đối xứng giống hệt mô hình cờ đuôi nheo (Pennant). Sự thật là nó giống tới 90%. Nhưng có 3 điểm khác biệt:
- Mô hình tam giác đối xứng được hình thành trong dài hạn, thời gian cần là khoảng vài tháng. Trong khi mô hình cờ đuôi nheo hình thành trong thời gian ngắn hơn, có thể vài tuần hoặc vài ngày.
- Mô hình cờ đuôi nheo nằm sau một xu hướng tăng mạnh hoặc giảm mạnh (tạo thành phần cán cờ). Trong khi đó, mô hình tam giác đối xứng nó không cần nằm sau một xu hướng nào cả (nên nó ko yêu cầu phải có cán cờ).
- Mô hình cờ đuôi nheo là mô hình tiếp diễn xu hướng. Trong khi đó, mô hình tam giác đối xứng có thể là tiếp diễn/hoặc đảo chiều.
Sai lầm khi giao dịch mô hình tam giác đối xứng cần tránh
Một sai lầm phổ biến mà các trader mắc phải là cố mua đuổi/bán đuổi khi thấy giá breakout ra khỏi 2 cạnh của tam giác.
Tại sao lại là sai lầm? Để mình ví dụ trong trường hợp giá tăng và breakout khỏi cạnh phía trên (kháng cự) của tam giác. Lúc này:
- Trong ngắn hạn, lực mua đã cạn kiệt và không còn “năng lượng” để đẩy giá lên cao hơn.
- Một số nhà giao dịch thấy có lãi bắt đầu sinh lời và chốt lời. Bên cạnh đó, nhiều trader thấy giá tăng cao nên sẽ tìm cách SHORT/SELL.
Dần dần, thị trường bắt đầu đảo chiều… Đó chính là lý do những trader tham gia giao dịch với mô hình tam giác đối xứng quá sớm – thường dễ gặp tình trạng giá breakout, sau đó lại quay đầu đảo chiều, khiến họ thua lỗ.
Mà khi thua lỗ, họ lại cắt lỗ, kết quả là lại càng khiến áp lực bán gia tăng mạnh hơn, khiến thị trường tụt xuống thấp hơn nữa.
Nó sẽ trông giống như đồ thị dưới đây:
Vậy nên giao dịch thế nào mới mô hình tam giác đối xứng?
Chúng mình sẽ trình bày tiếp theo ở phần bên dưới nhé.
Cách vào lệnh khi gặp mô hình tam giác đối xứng
Bạn có thể đã nghe điều này rất nhiều lần: “Xu hướng là bạn”, và mình cũng khuyên bạn hãy nên giao dịch theo xu hướng.
Cách giao dịch theo xu hướng rất đơn giản, nhưng đầu tiên – bạn cần phải xác định được xu hướng bằng cách sử dụng đường trung bình động MA.
- Giá nằm trên đường MA, bạn hãy ưu tiên LONG/BUY.
- Giá nằm dưới đường MA, bạn hãy ưu tiên SHORT/SELL
Bạn có thể đọc hướng dẫn chi tiết về giao dịch theo xu hướng: TẠI ĐÂY
Sau khi đã chắc chắn được xu hướng của thị trường, việc bạn cần làm là: sắp xếp thời điểm vào lệnh tốt nhất khi giao dịch với Tam giác đối xứng.
Hầu hết các bài hướng dẫn ở những website, sách vở đều dạy bạn vào lệnh ngay sau khi giá breakout ra khỏi một cạnh của tam giác, và đặt stop ở cạnh còn lại.
Nhưng có biết khi giá đột phá khỏi mô hình tam giác đối xứng, nó thường tăng rất nhanh và mạnh, đồng nghĩa với việc bạn không rất khó để kịp vào lệnh ngay (gần) thời điểm đột phá. Thực tế lúc bạn vào lệnh thì giá đã “bay” được 1 đoạn rồi. Hơn nữa, việc vào lệnh ngay sau khi breakout cũng khiến bạn khó tính toán điểm Stop Loss (Stop Loss rất xa, rủi ro rất lớn).
Nhìn chung, giao dịch của bạn sẽ trông giống như hình bên dưới:
Và như mình đã nói ở phần trên, điều đó rất rủi ro bởi giá có thể quay đầu bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, cách chắc chắn và an toàn nhất là dựa vào 2 tín hiệu sau:
-
Vào lệnh sau lần pullback đầu tiên:
Hãy kiên nhẫn và chờ đợi một lần pullback đầu tiên. Pullback xảy ra lần đầu luôn có tỷ lệ chính xác rất cao. Pullback này giống như một mô hình BullFlag.
Sau khi nó được hình thành, bạn có thể vào lệnh khi giá và vỡ mức cao, và đặt mức Stop Loss của bạn dưới mức thấp nhất. Điều này mang lại một tỷ lệ Risk:Reward tốt nhất cho bạn.
Bạn có thể đọc thêm: Hướng dẫn giao dịch với Pullback chính xác nhất
-
Vào lệnh sau khi giá retest lại hỗ trợ/kháng cự:
Đôi khi, giá thoát ra khỏi mô hình tam giác đối xứng, nó có thể kiểm tra lại cấu trúc thị trường trước đó bằng cách kiểm tra lại vùng kháng cáng cự/hỗ trợ.
Nếu đúng như vậy, bạn có thể tìm kiếm một mô hình nến đảo chiều (như mô hình Hammer , Engulfing , v.v.) để xác định thời điểm vào lệnh của bạn.
Cách đặt Take Profit với mô hình tam giác đối xứng
Vấn đề là như thế này:
Không ai biết thị trường có thể tăng cao hay thấp đến mức thế nào, vì vậy KHÔNG BAO GIỜ có một khoảng cách cụ thể cho việc đặt Stop Loss chính xác. Vì vậy, bạn chỉ có thể làm bằng 2 cách:
-
Cách 1: Sử dụng đường trung bình động (MA)
Hãy sử dụng đường trung bình động (MA) để theo dõi, và thoát khỏi vị thế khi giá cắt đường MA.
Ví dụ: Bạn có thể sử dụng 50MA để theo dõi điểm dừng lỗ của mình. Nếu giá đóng cửa dưới MA50, thì bạn sẽ thoát khỏi giao dịch.
Ý mình nó giống như thế này:
*** Bạn có thể sử dụng 20MA nếu bạn muốn đi theo xu hướng ngắn hạn hoặc 200MA nếu bạn muốn đi theo xu hướng dài hạn.***
-
Cách 2: Sử dụng kỹ thuật dự báo giá
Tuy nhiên nếu bạn là một nhà trader bận rộn, không có thời gian để canh đồ thị giá để chờ đợi khi nào giá cắt MA và thoát lệnh kịp thời, thì bạn có thể quy tắc dự báo giá như sau:
- Lấy khoảng cách giữa đỉnh và đáy của Tam giác đối xứng — điểm rộng nhất của mẫu.
- “Copy and paste” khoảng cách đó, tính từ điểm đột phá.
- Cài đặt Take Profit ở mức giá vừa dự báo này.
Chiến lược giao dịch với mô hình tam giác đối xứng
Bây giờ, hãy lấy những gì bạn đã học được về Tam giác đối xứng và xây dựng một chiến lược với nó nhé.
Hãy làm lần lượt theo các bước:
- Nếu giá hình thành Tam giác đối xứng, thì hãy đợi tín hiệu giá breakout khỏi các cạnh của tam giác.
- Nếu giá breakout, thì hãy đợi đợt giảm giá đầu tiên (lý tưởng nhất là các thân nến nhỏ).
- Nếu giá thực hiện pullback, thì hãy mua khi breakout khỏi mức cao của vùng pullback.
- Nếu giá breakout khỏi mức cao của vùng pullback., hãy đặt mức dừng lỗ của bạn dưới mức thấp nhất của vùng pullback 1 ATR.
- Nếu giá di chuyển theo hướng có lợi cho bạn, hãy theo dõi và thoát giao dịch bằng cách sử dụng đường MA 50.
Dưới đây là một số ví dụ…
Màu đỏ = Cắt lỗ ban đầu
Màu xanh lam = Điểm vào lệnh.
Màu xanh lá cây = Thoát giao dịch, chốt lời.
Bạn không thể biết chính xác, cho đến khi nó thực hiện breakout. Nhưng có 1 cách, đó là hãy xem xu hướng của khung thời gian cao hơn. – Nếu khung thời gian cao hơn đang trong xu hướng tăng, thì rất có thể, tam giác đối xứng sẽ bứt phá cao hơn. – Nếu khung thời gian cao hơn đang trong xu hướng giảm, thì nó có khả năng sẽ phá vỡ thấp hơn.
Đây là những gì mình muốn bạn nhớ đươc sau bài học này:
-
- Mô hình tam giác đối xứng là dấu hiệu thị trường sắp bứt phá
- Đừng “đuổi theo” điểm breakout, vì đó là lúc giá có khả năng đảo chiều
- Bạn có thể tham gia vào Pullback đầu tiên hoặc giá retest lại Tam giác đối xứng
- Bạn có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình bằng cách sử dụng lệnh đường MA hoặc kỹ thuật dự báo giá.
- Cố gắng xây dựng một chiến lược giao dịch Tam giác đối xứng và thực hành nó.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về cách giao dịch với mô hình tam giác đối xứng. Bạn đánh giá sao về mẫu biểu đồ này? Nếu có gì thắc mắc, đừng quên để lại comment bên dưới để mình giải đáp nhé. Ngoài ra, còn rất nhiều mô hình giá khác cũng hữu ích không kém, đừng quên đọc thêm về chúng để bạn có thể tìm cho mình nhiều công cụ giúp chiến thắng trên thị trường. Chúc bạn thành công.