Lạm phát là một thứ ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách tài khóa và tiền tệ được thực hiện trong nền kinh tế. Vai trò của các chính sách này là thu hút tiền từ nền kinh tế hoặc bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Về cơ bản, tỷ lệ lạm phát có xu hướng dao động tùy thuộc vào lượng tiền lưu thông (cung tiền). Khi lượng tiền lưu thông cao, tỷ lệ lạm phát cũng vậy, và khi nó ở mức thấp, tỷ lệ lạm phát sẽ giảm xuống. Vì lý do này, thống kê dữ liệu cung tiền rất quan trọng và có thể được sử dụng như một chỉ báo hàng đầu về lạm phát.
Nội dung
Cung tiền là gì?
Cung tiền (Supply Money) là tổng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế tại một thời điểm cụ thể. Nó được coi là một công cụ quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát.
Cung tiền bao gồm tiền mặt đang lưu thông trong nền kinh tế, tiền gửi ngân hàng và các tài sản lưu động khác có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt. Lưu ý rằng cung tiền được đo lường trong một thời kỳ cụ thể và nó loại trừ bất kỳ hình thức tài sản vật chất nào phải được bán để chuyển đổi thành tiền mặt, hạn mức tín dụng và thẻ tín dụng.
Có 4 thước đo cung tiền: đó là M0, M1, M2 và M3.
Phân biệt cung tiền M0, M1, M2 và M3
Khi bạn tìm hiểu cung tiền là gì, bạn sẽ thấy chúng thường đi kèm các khái niệm cung tiền M0, M1, M2, và cung tiền M3. Khác biệt của chúng như sau:
- Cung tiền M0: Toàn bộ lượng tiền mặt đang lưu thông trong nền kinh tế.
- Cung tiền M1: Toàn bộ lượng tiền mặt đang lưu thông + tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại. (Tiền do các ngân hàng trung ương nắm giữ được loại trừ khỏi M1).
- Cung tiền M2: Toàn bộ lượng tiền mặt đang lưu thông + tiền gửi không kỳ hạn + tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
- Cung tiền M3: Bao gồm cung tiền M2 + các khoản tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn, thanh khoản kém hơn, thường là các tài sản tài chính của các tổ chức tài chính và tập đoàn lớn.
Cách sử dụng cung tiền trong phân tích
Như mình đã nói ở phần đầu, cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều chịu ảnh hưởng của cung tiền. Đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, người tiêu dùng…, việc phân tích cung tiền không chỉ giúp dự đoán lãi suất mà còn để xác định chu kỳ kinh doanh, từ đó suy ra được thay đổi dự kiến của mức giá và lạm phát.
Cung tiền và GDP: Cung tiền trong nền kinh tế có thể được sử dụng để phân tích và xác định các chu kỳ kinh doanh của một đất nước.
- Khi cung tiền tăng, sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng vay tiền, mở rộng sản xuất kinh doanh, thuê thêm lao động nhằm đáp ứng nhu cầu. Điều này sẽ khiến nền kinh tế tăng trưởng, GDP tăng mạnh. Bạn sẽ thấy khi nền kinh tế đang trải qua giai đoạn phục hồi và mở rộng đến đỉnh cao (GDP tăng mạnh), cung tiền của nền kinh tế sẽ tăng đều đặn. Trong quá trình phục hồi, tổng cầu tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp giảm và phúc lợi của người dân cải thiện.
- Trái lại, cung tiền bắt đầu giảm khi nền kinh tế đang trải qua giai đoạn suy thoái. Những giai đoạn này được đặc trưng bởi sự giảm mức GDP báo hiệu một nền kinh tế đang thu hẹp, đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và tổng cầu trong nền kinh tế giảm.
Hơn nữa, cung tiền trong nền kinh tế tăng lên dẫn đến lãi suất giảm. Lúc đó, các doanh nghiệp có thể đầu tư nhiều hơn vào SXKD, nhu cầu lao động cũng tăng. Ngoài ra, cung tiền tăng cũng kích thích nhu cầu của tiêu dùng. Cả tổng cung và tổng cầu tăng, nền kinh tế mở rộng, GDP tăng là điều tất yếu.
Cung tiền và lạm phát: Tác động đáng chú ý nhất của cung tiền là lạm phát. Lạm phát là sự gia tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ theo thời gian.
- Khi cung tiền ngày càng tăng, chứng tỏ các hộ gia đình có nhiều tiền hơn để chi tiêu, làm tăng tổng cầu. Vì cung không thay đổi cùng tốc độ với cầu, nên kịch bản kết quả là giá hàng hóa và dịch vụ tăng. Ở hầu hết các quốc gia, các ngân hàng trung ương có tỷ lệ lạm phát mục tiêu. Do đó, khi lạm phát gia tăng, các ngân hàng trung ương sẽ sử dụng các chính sách tiền tệ giảm phát, chẳng hạn như tăng lãi suất. Các chính sách giảm phát được thiết kế để tăng chi phí tiền tệ và không khuyến khích tiêu dùng. Vì vậy, trên thị trường forex, cung tiền tăng có thể được coi là tín hiệu cho thấy lãi suất sẽ tăng trong tương lai, điều này sẽ làm cho đồng nội tệ tăng giá so với các đồng nội tệ khác.
- Ngược lại, cung tiền giảm báo hiệu suy thoái kinh tế, mất việc làm và nền kinh tế bị thu hẹp. Đối với các chính phủ, ngăn chặn suy thoái kinh tế là điều tối quan trọng. Do đó, cung tiền giảm liên tục sẽ kích hoạt việc thực hiện các chính sách tài khóa mở rộng. Các chính sách tài khóa có thể đi kèm với các chính sách tiền tệ mở rộng của các ngân hàng trung ương. Các chính sách này nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiêu cực cho tiền tệ. Do đó, cung tiền giảm đồng nghĩa với việc cắt giảm lãi suất có thể xảy ra trong tương lai, điều này làm cho đồng nội tệ giảm giá so với các đồng nội tệ khác.
Tra cứu dữ liệu cung tiền ở đâu?
Tại Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang xuất bản dữ liệu cung tiền hàng tháng tại: Money Stock Measures – – H.6 Release. Bạn có thể tra cứu chi tiết dữ liệu cung tiền của Mỹ tại:
Hoặc, bạn có thể truy cập đánh giá chuyên sâu về tổng cung tiền của Hoa Kỳ tại St. Louis FRED, với những dữ liệu lịch sử:
- Cung tiền M1: https://fred.stlouisfed.org/series/M1
- Cung tiền M2: https://fred.stlouisfed.org/series/M2
- Cung tiền M3: https://fred.stlouisfed.org/series/MABMM301USM189S
– Tra cứu dữ liệu cung tiền của các quốc gia tại: Tradingeconomics.com
- M1: https://tradingeconomics.com/country-list/money-supply-m1
- M2: https://tradingeconomics.com/country-list/money-supply-m2
- M3: https://tradingeconomics.com/country-list/money-supply-m3
– Tại EU, dữ liệu về nguồn cung tiền có thể được truy cập từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu: TẠI ĐÂY
Và dĩ nhiên, không thể bỏ qua một số website tra cứu lịch kinh tế như:
- https://www.forexfactory.com/
- https://www.investing.com/economic-calendar/
Cung tiền ảnh hưởng gì đến thị trường Forex?
Vì cung tiền có ảnh hưởng đến quyết định tăng/giảm lãi suất trong tương lai, nên các thông tin về cung tiền đều có ảnh hưởng đến cặp tiền tệ của quốc gia đó đang được giao dich trên thị trường Forex.
Tuy nhiên, vì cung tiền ảnh hưởng đến lãi suất ở mức gián tiếp, tức là nó làm tăng tỷ lệ lạm phát, sau đó mới (CÓ THỂ) ảnh hưởng đến lãi suất. Chính vì vậy, mức độ ảnh hưởng của cung tiền đến Forex không quá cao.
Ví dụ, thông tin về Supply Money (Cung tiền) trên Investing.com.
Mức độ quan trọng của dữ liệu này chỉ ở mức 1 sao, tức là độ quan trọng thấp. Vì vậy, dữ liệu cung tiền thường được cho là sẽ tác động nhẹ đến hành động giá ngoại hối.
Tuy nhiên, khi xem xét dữ liệu cung tiền, điều quan trọng là phải so sánh nó với kỳ vọng. Nếu dữ liệu tồi tệ hơn mong đợi đã rõ ràng hơn trên thị trường, hoặc tốt hơn so với dự báo thì sẽ gây ra sự biến động. Ví dụ:
Vào tháng 8 năm 2020, cung tiền M3 ở châu Âu đã tăng 9,5% so với mức tăng 10,1% trong tháng 7. Mức tăng trong tháng 8 thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích là 10,2%
Bây giờ, hãy xem bản phát hành dữ liệu này đã tạo ra tác động như thế nào đến biểu đồ giá Forex.
– EUR/USD: Trước khi phát hành dữ liệu cung tiền M3 vào ngày 25 tháng 9 năm 2020 (khu vực 2 đường kẻ màu đỏ).
Trước khi công bố cung tiền M3, cặp EUR/USD đang giao dịch trong một xu hướng tăng nhẹ. Các cây nến đang hình thành ngay trên đường MA 20 kỳ tăng nhẹ.
Còn dưới đây là sau khi phát hành dữ liệu cung tiền M3 vào ngày 25 tháng 9/2020.
Cặp tiền này đã hình thành một cây nến giảm 5 phút sau khi dữ liệu được công bố. Sau đó, cặp tiền này đã phải chấp nhận một xu hướng giảm mạnh xuống dưới MA 20, và được đánh dấu bằng những cây nến giảm sâu liên tục sau đó.
Có thể bạn quan tâm:
- Thích nghi giữa thời đại “bơm tiền” như thế nào
- Top 12 CHỈ SỐ KINH TẾ quan trọng nhất của FOREX, bắt buộc phải nắm chắc
TÓM LẠI: Tuy dữ liệu cung tiền được đánh giá là không quá quan trọng, nhưng trong nhiều trường hợp, dữ liệu cung tiền khác với dự báo thì có thể gây ra biến động mạnh trên thị trường ngoại hối. Vì vậy theo dõi lịch kinh tế – đặc biệt là dữ liệu cung tiền (Supply Money), và nắm rõ khái niệm cung tiền là gì sẽ giúp các bạn có được kiến thức và kịp ứng phó trước những biến động của thị trường.