Khi đăng ký tài khoản sàn giao dịch hay phần mềm liên quan tới tài chính nào đó thì người dùng phải tiến hành KYC. Vậy KYC là gì, vì sao cần thực hiện KYC trong crypto, ngân hàng, sàn giao dịch, dự án tiền điện tử…thì các bạn hãy xem giải đáp chi tiết ngay sau đây.
Nội dung
- 1 KYC là gì? Vì sao cần KYC?
- 1.1 KYC là gì?
- 1.2 Vì sao cần KYC? Những lợi ích của quy trình KYC
- 1.2.1 KYC giúp tăng tính minh bạch và sự tin tưởng giữa các khách hàng
- 1.2.2 KYC giúp hạn chế kẻ xấu rửa tiền, trốn thuế và lừa đảo
- 1.2.3 KYC giúp doanh nghiệp giảm rủi ro pháp lý
- 1.2.4 KYC giúp công ty quản lý, phân loại, theo dõi, giám sát khách hàng tốt hơn
- 1.2.5 KYC giúp khôi phục tài khoản của người dùng
- 1.3 Những trường hợp thường được yêu cầu KYC
- 1.4 Quy trình xác minh KYC cơ bản
- 1.5 Có nhất thiết phải thực hiện KYC hay không?
- 1.6 Rủi ro khi tiến hành KYC là gì? KYC có an toàn không?
KYC là gì? Vì sao cần KYC?
KYC là gì?
Hiện nay các sàn giao dịch tiền điện tử, các công ty chứng khoán, ví điện tử và các tổ chức tài chính hầu hết đều tích hợp quy trình KYC vào các chương trình AML của mình.
KYC đề cập đến quá trình mà các sàn giao dịch crypto, ngân hàng hay các tổ chức tài chính phải trải qua để:
-
Xác minh danh tính hợp pháp của khách hàng của họ
-
Quản lý, phân loại, theo dõi, giám sát khách hàng của họ được tốt hơn
-
Ngăn chặn những kẻ gian lận, rửa tiền hay những kẻ muốn thực hiện hành vi bất hợp pháp
-
Bảo vệ sự an toàn của khách hàng
Vì sao cần KYC? Những lợi ích của quy trình KYC
KYC giúp tăng tính minh bạch và sự tin tưởng giữa các khách hàng
Việc xác minh danh tính người dùng mang lại sự minh bạch và tăng sự tin tưởng của khách hàng. Khi người dùng cảm thấy tin tưởng rằng sàn giao dịch, tổ chức tài chính của họ đang thực hiện các biện pháp chủ động và phòng ngừa để bảo vệ tài khoản của họ, thì nhiều khả năng họ sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ của tổ chức tài chính hay sàn giao dịch.
KYC giúp hạn chế kẻ xấu rửa tiền, trốn thuế và lừa đảo
Rất nhiều tội phạm và kẻ xấu lợi dụng việc không tiến hành KYC của một số tổ chức, công ty tài chính nên đã thực hiện những hành vi xấu, lừa đảo người dùng khác với thiệt hại lên tới hàng tỷ USD. Vì vậy mà việc xác minh danh tính mạnh mẽ có thể làm giảm đáng kể hoạt động gian lận và cải thiện danh tiếng trên thị trường của công ty/tổ chức tài chính.
Qua quá trình KYC thành công thì doanh nghiệp sẽ biết được khách hàng đó là thật, là người có danh tính rõ ràng và khi cần thiết có thể liên hệ với khách hàng. Những kẻ xấu cũng sẽ ngại khi phải tiến hành KYC danh tính thực sự của mình và cũng sẽ hạn chế thực hiện hành vi lừa đảo.
KYC giúp doanh nghiệp giảm rủi ro pháp lý
Những yêu cầu về pháp lý liên quan tới các sàn giao dịch, công ty tài chính sẽ ngày càng nhiều để bảo vệ khách hàng của họ. Vậy nên nếu có quy trình KYC mạnh mẽ thì những doanh nghiệp này sẽ có thể dẫn dầu trong ngành, chứng minh trách nhiệm trong việc hoạt động kinh doanh và giảm rủi ro pháp lý liên quan.
KYC giúp công ty quản lý, phân loại, theo dõi, giám sát khách hàng tốt hơn
Thông qua quá trình KYC, các công ty tài chính có thể phân loại khách hàng của mình theo những tiêu chí nhất định. Đồng thời với những đối tượng bị tình nghi thì các công ty này còn có thể tiến hành theo dõi, giám sát và thực hiện các biện pháp ngăn chặn.
KYC giúp khôi phục tài khoản của người dùng
Trong trường hợp người dùng bị quên tài khoản của mình hay mất quyền truy cập vì bị kẻ khác lấy mất thì thông qua KYC, công ty/tổ chức tài chính có thể giúp khách hàng nhanh chóng khôi phục tài khoản của họ.
Những trường hợp thường được yêu cầu KYC
Nhà đầu tư thường sẽ phải tiến hành KYC trong các trường hợp sau:
-
Mở các tài khoản giao dịch trên sàn giao dịch tiền điện tử như Binance, Coinbase, Remitano, Gate.io…
-
Mở tài khoản giao dịch chứng khoán của các công ty chứng khoán như SSI, MBS, VnDirect, TCBS…
-
Mở tài khoản ngân hàng, online hoặc offline
-
Mở tài khoản thẻ tín dụng của ngân hàng
-
Mở tài khoản trên các nền tảng ví điện tử như Airpay, ví Momo…
Quy trình xác minh KYC cơ bản
Thông thường để tiến hành quy trình KYC thì các tổ chức tài chính sẽ thực hiện 3 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin của khách hàng
Các thông tin thường được sàn giao dịch, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính thu thập bao gồm:
+ Họ và tên
+ Số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân
+ Số điện thoại
+ Ngày, tháng, năm sinh
+ Địa chỉ thường trú, tạm trú
+ Mã bưu điện…
Bước 2: Thu thập hồ sơ định danh
Khi bạn mở tài khoản ở ngân hàng thì căn cước công dân của bạn sẽ được photo và bị ngân hàng giữ lại. Còn khi bạn tiến hành KYC thông qua sàn giao dịch như Binance thì bạn sẽ cần chụp ảnh 2 mặt của căn cước công dân/chứng minh nhân dân của mình khi tiến hành KYC.
Ngoài ra bạn cũng cần chụp ảnh lại khuôn mặt của mình trong quá trình KYC này.
Bước 3: Đối chiếu, kiểm tra thông tin để hoàn tất KYC
Sau khi đã lấy được các thông tin cá nhân của khách hàng thì những thông tin này sẽ được kiểm tra và đối chiếu xem có chính xác không. Việc kiểm tra thông tin sẽ được thực hiện bởi máy móc và công nghệ.
Nếu như việc đối chiếu, xác minh thông tin hoàn tất mà bạn thỏa mãn điều kiện được tham gia vào hệ thống của công ty tài chính thì quá trình KYC sẽ được thông qua.
Có nhất thiết phải thực hiện KYC hay không?
Trên thực tế, việc tiến hành xác minh danh tính khách hàng KYC chỉ là quy định bắt buộc đối với tổ chức tài chính, bảo hiểm, ngân hàng.
Còn đối với các sàn giao dịch tiền điện tử thì quy định về KYC vẫn chưa bắt buộc 100% mà tùy vào sàn giao dịch. Ví dụ như Binance sẽ bắt KYC để thực hiện quá trình mua bán coin thông qua P2P. Còn với sàn giao dịch như Uniswap, SushiSwap, Bisq và những sàn giao dịch phi tập trung (DEX) thường không yêu cầu KYC.
Rủi ro khi tiến hành KYC là gì? KYC có an toàn không?
Tuy việc KYC có nhiều lợi ích nhưng việc tiến hành KYC cũng có những rủi ro nhất định mà các bạn nên biết. Cụ thể đó là:
+ Lợi dụng KYC nhằm lấy lòng tin của khách hàng và sau đó lừa đảo:
Có những công ty/tổ chức tài chính hoặc dự án tiền điện tử lôi kéo người tham gia vào và sử dụng KYC nhằm chiếm lấy lòng tin của nhà đầu tư. Vì KYC thường sẽ tạo cho nhà đầu tư sự tin tưởng là công ty làm ăn chân chính nên có những kẻ lừa đảo đã lợi dụng hình thức này để nhà đầu tư gửi tiền của mình vào sau đó thì biến mất tăm.
Có một lưu ý cho các bạn đó là: KYC sẽ không được thực hiện qua hình thức gọi điện thoại nên nếu bạn nhận được cuộc gọi nói bạn tiến hành KYC thì khả năng cao là kẻ lừa đảo.
+ Quy trình KYC có thể gây lo ngại cho các nhà đầu tư về quyền riêng tư và bảo mật của dữ liệu cá nhân của họ.
+ Kẻ xấu có thể tấn công vào hệ thống lưu trữ KYC của khách hàng và lấy cắp thông tin sau đó mạo danh danh tính của họ nhằm làm việc xấu.
Qua đây, chắc hẳn bạn đã biết KYC là gì, quy trình thực hiện KYC như thế nào và những lợi ích cũng như nhược điểm của KYC. Tóm lại, thủ tục KYC nhằm giảm thiểu số lượng các hoạt động tội phạm và đảm bảo an toàn cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp, cho phép cả hai bên tiến hành giao dịch & kinh doanh một cách minh bạch.