Bạn đã nghe nói về tín hiệu Golden Cross trong giao dịch chưa? Hoặc bạn đã từng biết đến Golden Cross như một tín hiệu rằng thị trường sẽ tăng giá khi nó xảy ra, tuy nhiên sự thật có đúng như vậy không? Ở bài viết này, hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu Golden Cross là gì, và cách giao dịch với Golden Cross chính xác nhất nhé.
Nội dung
Tìm hiểu Golden Cross là gì?
Golden Cross là gì?
Để hiểu rõ hơn về Golden Cross là gì, bạn nên đọc qua lý thuyết về PTKT, đặc biệt là đường trung bình động (MA):
Có thể thấy, thành phần chính của mô hình Golden Cross bao gồm hai đường trung bình động:
- Đường trung bình động 200 ngày (MA200) – tượng trưng cho dài hạn.
- Đường trung bình động 50 ngày (MA50) – tượng trưng cho ngắn hạn.
Ví dụ về biểu đồ Golden Cross trong thực tế:
Lưu ý: Ngược lại với Golden Cross là Death Cross (Giao cắt tử thần) – khi đường trung bình động 50 ngày cắt xuống dưới đường trung bình động 200 ngày.
Ý nghĩa của Golden Cross là gì?
Khi thị trường đang trong xu hướng giảm dài hạn, đường MA50 sẽ nằm dưới đường MA200 ngày.
Tuy nhiên, không có xu hướng giảm nào kéo dài mãi mãi.
Vì vậy, khi một xu hướng tăng mới bắt đầu, đường trung bình động MA50 ngày phải cắt lên trên đường MA200 ngày – và đó được gọi là Golden Cross.
Có lẽ sẽ có một số bạn có lẽ đang tự hỏi: Đường MA50 và MA200 có gì đặc biệt trong mô hình này?
Thực ra, không có điều đặc biệt nào đối với MA50 và MA200, bạn có thể thay đổi nó thành MA49 và MA199 cũng không thành vấn đề. Bởi vì, khái niệm quan trọng nhất là:
Đường trung bình động (MA) chỉ là một công cụ để xác định xu hướng. Tức là, Golden Cross xảy ra khi đường xu hướng ngắn hạn chống lại xu hướng dài hạn.
Thông thường, Golden Cross sẽ bao gồm 3 giai đoạn sau:
- Trong giai đoạn đầu, xu hướng giảm kết thúc khi lượng bán dần cạn kiệt.
- Sau đó, đường trung bình động ngắn hạn cắt lên trên đường trung bình động dài hạn.
- Cuối cùng, giá tiếp tục tăng cho thấy lực mua đang dần mạnh lên.
Lưu ý khi gặp mô hình Golden Cross
Có thể khi bạn đọc lý thuyết về mô hình Golden Cross là gì, bạn sẽ có suy nghĩ:
“Vậy hãy đợi khi nào MA50 cắt lên trên MA200 thì sẽ MUA vào, còn khi nào MA50 cắt xuống dưới MA200 thì sẽ BÁN ra”.
Tốt nhất là không nên vội vàng như vậy, bởi bạn rất dễ mắc bẫy – vì thị trường chỉ chuyển từ xu hướng tăng/giảm sáng sideway, sau đó lại đi ngược với dự tính của bạn.
Ví dụ hình ảnh bên dưới, khi MA50 cắt xuống dưới MA200 (lúc này là Death Cross, theo lý thuyết là nên SHORT), tuy nhiên giá vẫn đi ngang, rồi lại tăng giá.
Vì vậy, trừ khi bạn biết được chính xác thị trường ra sao, mình khuyên bạn không nên “mù quáng” giao dịch Golden Cross.
Cách giao dịch với Golden Cross chính xác nhất
Golden Cross là gì và nên giao dịch như thế nào? Nếu bạn là kiểu trader luôn không thể quyết định xem bạn nên mua hay bán, thì kỹ thuật giao dịch này là dành cho bạn.
Bởi vì Golden Cross và Death Cross có thể hoạt động như một bộ lọc xu hướng để bạn có thể giao dịch ở phía bên phải của thị trường (và tăng tỷ lệ chiến thắng của bạn).
Đây là cách bạn cần làm:
- Nếu 50MA vượt lên trên 200MA, thì bạn sẽ chỉ tìm tín hiệu tăng giá.
- Nếu 50MA vượt xuống dưới 200MA, thì bạn sẽ chỉ tìm tín hiệu tăng giá.
Ý của mình là: TÌM TÍN HIỆU tăng/giảm giá, chứ không phải giao dịch ngay khi thấy Golden Cross hoặc Death Cross xuất hiện.
Cụ thể: Nếu một Golden Cross xảy ra, bạn hãy theo dõi thị trường xem có xuất hiện những mô hình tăng giá hay không. Nếu có, thì hãy cân nhắc vào lệnh MUA với Golden Cross, bởi lúc này xác suất chính xác của Golden Cross là rất cao (vừa được hỗ trợ bởi Golden Cross, vừa được hỗ trợ tín hiệu từ các mô hình tăng giá).
Dĩ nhiên, vì các mô hình tăng giá là rất nhiều mà mỗi mô hình lại có một cách sử dụng (bắt tín hiệu, stop loss, chốt lời…) khác nhau, nên mình không thể hướng dẫn bạn chi tiết ở nội dung bài viết này. Thay vào đó, bạn có thể xem hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng từng mô hình giá để áp dụng theo chúng.
Một số mô hình tăng giá phổ biến, thường gặp nhất khi giao dịch với Golden Cross bạn có thể click để tham khảo:
- Mô hình 2 đáy
- Mô hình 3 đáy
- Mô hình tam giác tăng dần
- Mô hình vai đầu vai ngược
- Mô hình cờ đuôi nheo tăng
- Mô hình cờ tăng
Áp dụng Golden Cross với đa khung thời gian
Một vấn đề đặt ra, đó là khi bạn tìm được một mô hình tăng giá sau khi Golden Cross xảy ra, thì bạn lại chần chừ không biết có nên tham gia MUA hay không, bởi vì thị trường tăng giá đã lâu, và bạn sợ mình MUA vào thì đã quá muộn.
Giải pháp: Áp dụng đa khung thời gian để tìm điểm vào LỆNH tôt nhất.
Bạn có thể làm như sau:
- Tìm kiếm mô hình Golden Cross trên khung thời gian cao.
- Tìm các mô hình tăng giá ở khung thời gian thấp.
Ví dụ, hình bên dưới là mô hình Golden Cross xuất hiện ở khung thời gian hàng ngày:
Sau khi chuyển qua khung thời gian thấp (cụ thể là khung 4H), bạn sẽ thấy mô hình cờ tăng xuất hiện ở trong khung thời gian này.
Việc bạn cần làm lúc này chính là giao dịch theo mô hình cờ tăng đã được xác nhận.
Chốt lời & cắt lỗ với mô hình Golden Cross
Bạn đã tìm hiểu về Golden Cross là gì và cách giao dịch với nó. Bây giờ điều quan trọng cần được đặt ra là: bao giờ xu hướng tăng kết thúc?, và nên chốt lời ở mức độ nào, cũng như đặt cắt lỗ ra sao?
Có một sự thật không mấy dễ chịu khi giao dịch với Golden Cross, đó chính là rất khó tìm điểm chốt lời và cắt lỗ.
Bởi vì, bạn đang giao dịch theo xu hướng, nên khó ai có thể đoán được xu hướng khi nào sẽ kết thúc. Chính vì vậy, bạn hãy đặt ra lợi nhuận mục tiêu cho mình, cũng như điểm cắt lỗ ở mức thua lỗ bạn có thể chấp nhận được.
Mặc dù có nhiều trường hợp, khi bạn vừa chốt lời thì giá vẫn tiếp tục tăng cao, nhưng đành phải chấp nhận vì nếu thị trường thực sự uptrend, thì giá tăng cao sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa (và ngược lại).
Tuy nhiên, cách thông minh nhất mình khuyên các bạn:
- Một là, chốt lời khi cảm thấy lợi nhuận đã đủ với mình.
- Hai là, theo dõi đồ thị và giữ lệnh, chờ đợi đến khi MA50 cắt xuống dưới đường MA200 (lúc này là Death Cross, và nó sẽ đánh dấu một xu hướng giảm).
Ví dụ như hình bên dưới:
Cũng không quá phức tạp đúng không?
Có. Golden Cross chính là bộ lọc xu hướng và nó cũng có thể hoạt động trên khung thời gian thấp hơn.
Bạn dùng cái nào cũng được. Sự khác biệt không nhiều. Sự khác biệt duy nhất là EMA phản hồi nhanh hơn so với SMA. Mình thích sử dụng MA là do sở thích cá nhân.
Bạn sẽ không bao giờ đoán trước được thị trường sẽ ra sao. Chính vì vậy việc kết hợp với các mô hình giá để củng cố xu hướng là rất cần thiết.
Dưới đây là những gì mình muốn bạn ghi nhớ được trong bài viết này:
- Golden Cross là gì? Là tín hiệu tăng giá khi đường MA50 cắt lên trên đường MA200.
- Ngược lại với Golden Cross là Death Cross, đường MA50 cắt xuống dưới đường MA200.
- Đường MA, hay còn gọi là đường trung bình động, hoạt động như một chỉ báo chu hướng của thị trường.
- Không quan trọng là MA50, MA200, MA100… mà quan trọng nhất là đường MA ngắn hạn chống lại đường MA dài hạn.
- Chỉ giao dịch Golden Cross khi kết hợp được với những mô hình tăng giá khác (Hoặc giao dịch Death Cross khi kết hợp được với mô hình giảm giá).
- Nên áp dụng đa khung thời gian khi giao dịch với Golden Cross: Tìm Golden Cross ở khung thời gian cao, tìm điểm vào lệnh bằng các mô hình giá ở khung thời gian thấp.
- Cắt lỗ, thoát vị thế khi MA50 cắt xuống dưới đường MA200. (Nếu giao dịch với Death Cross thì làm ngược lại).
Trên đây là những kiến thức liên quan đến Golden Cross là gì? Bạn thấy mô hình này có dễ sử dụng không? Bạn đã gặp nó trong giao dịch bao giờ chưa? Bạn còn có thắc mắc gì với Golden Cross – Điểm giao cắt vàng không? Nếu có, hãy để lại bình luận để cùng chia sẻ với chúng mình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn sớm trở thành một trader chuyên nghiệp.