Logo GS Phong - Học đầu tư và quản trị tài chính
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ 3F Capital
    • Via Virtus Capital
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu
No Result
View All Result
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ 3F Capital
    • Via Virtus Capital
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu
Học đầu tư và quản trị tài chính cùng GS Phong
No Result
View All Result
Học đầu tư và quản trị tài chính cùng GS Phong
No Result
View All Result

William O’neil là ai – Cha đẻ CANSLIM và những triết lý đầu tư quý giá

DRCCHEN by DRCCHEN
26 Tháng 2, 2023
in Doanh nhân & nhà đầu tư
Reading Time: 18 mins read
A A
0
William O’neil là ai – Cha đẻ CANSLIM và những triết lý đầu tư quý giá

William O’Neil là cha đẻ của phương pháp đầu tư tăng trưởng CANSLIM khá là phổ biến và được nhiều nhà đầu tư áp dụng hiện nay, và nó phù hợp với cả thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông là một nhà đầu tư huyền thoại phố Wall, đã xuất bản rất nhiều cuốn sách, được nhiều người ngưỡng mộ và đã trở thành một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng chúng mình đi sâu tìm hiểu William O’Neil là ai và những triết lý, giá trị đầu tư quý giá ông đã chia sẻ nhé.

Nội dung

  • 1 William O’Neil là ai & triết lý đầu tư của ông
    • 1.1 William O’Neil là ai?
    • 1.2 Sự nghiệp, thành tựu của William O’Neil
    • 1.3 William O’Neil và phương pháp CANSLIM
    • 1.4 Nguyên tắc đầu tư chứng khoán của William O’Neil
    • 1.5 Lời khuyên giá trị của William O’Neil cho nhà đầu tư

William O’Neil là ai & triết lý đầu tư của ông

William O’Neil là ai?

William J. O’Neil là một nhà đầu tư, nhà môi giới chứng khoán và tác giả nổi tiếng của nhiều cuốn sách về đầu tư chứng khoán. Ông được giới đầu tư lâu năm trên thế giới biết tới là một nhà đầu tư tài ba, một nhà đầu tư huyền thoại của Mỹ. Ở tuổi 30, ông đã trở thành người trẻ nhất mua chỗ ở Sở giao dịch chứng khoán New York và thành lập công ty của riêng mình có tên là William J.O’Neil & Company, Inc. Đồng thời, ông cũng là tác giả và là người sáng lập ra tạp chí tài chính Investor’s Business Daily (Nhật báo kinh doanh của nhà đầu tư).

Ông đã rất thành công và gần như gắn bó cả cuộc đời mình với thị trường chứng khoán như một nhà tư vấn, nghiên cứu và tư vấn tài ba. Hầu hết những nghiên cứu của ông đều có tính ứng dụng vô cùng lớn, tiêu biểu như Phương pháp đầu tư CANSLIM.

  • William J. O’Neil làm môi giới chứng khoán tại Hayden, Stone, & Co. ở Los Angeles.
  • O’Neil đã có một vị trí ở trên NYSE ở tuổi 30.
  • Ông thành lập William O’Neil Co. Inc. vào năm 1963, công ty đã phát triển cơ sở dữ liệu chứng khoán trên máy vi tính đầu tiên.
  • William J. O’Neil đã tạo ra chiến lược đầu tư tăng trưởng CAN SLIM.
  • Ông thành lập Investor’s Business Daily vào năm 1984.
  • Ông đã xuất bản rất nhiều sách, có nhiều cuốn được Việt hóa, nổi bật nhất là: Cách kiếm tiền từ chứng khoán và 24 bài học cần thiết để đầu tư thành công .

Sự nghiệp, thành tựu của William O’Neil

William J.O’neil sinh năm 1933 tại Oklahoma và lớn lên tại Texas. Thói quen tài chính của ông bị ảnh hưởng bởi cuộc Đại khủng hoảng và Dust Bowl. Ông học kinh doanh tại Đại học Southern Methodist và nhận bằng cử nhân năm 1955 trước khi phục vụ trong Lực lượng Không quân Hoa Kỳ.

O’Neil bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà môi giới chứng khoán vào năm 1958 với Hayden, Stone, & Co. ở Los Angeles. Trong khi xây dựng danh sách khách hàng và danh mục đầu tư của mình, ông nhận thấy rằng phân tích dữ liệu là chìa khóa dẫn đến thành công trong đầu tư. Năm 1963, ông thành lập William O’Neil Co. Inc., công ty phát triển cơ sở dữ liệu chứng khoán hàng ngày được vi tính hóa đầu tiên, theo dõi hơn 70.000 công ty trên toàn thế giới. Ở tuổi 30, anh ấy là người trẻ nhất mua một chỗ trên Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE).

Sử dụng phân tích cơ bản và kỹ thuật, William O’Neil đã tạo ra chiến lược CAN SLIM, một công thức tăng giá gồm bảy đặc điểm xác định cổ phiếu nào có khả năng tăng giá trị. Theo triết lý này, các nhà đầu tư có thể xác định khả năng tăng trưởng dựa trên thu nhập hàng quý hiện tại của công ty, thu nhập hàng năm, những thay đổi tích cực mới trong công ty, nguồn cung cổ phiếu công ty có sẵn trên thị trường, vai trò lãnh đạo của công ty trong ngành, đầu tư vào công ty từ các tổ chức tài chính lớn và khả năng của công ty để theo xu hướng thị trường.

William J. O’Neil đã thành lập Daily Graphs vào năm 1972 dưới dạng một cuốn sách in các biểu đồ chứng khoán được gửi hàng tuần cho người đăng ký. Các biểu đồ cổ phiếu cung cấp cho các nhà đầu tư cá nhân các công cụ nghiên cứu có chất lượng giống như các nhà đầu tư tổ chức đang sử dụng. Ông cũng cho ra mắt MarketSmith vào năm 2010 với tư cách là thế hệ tiếp theo của dịch vụ nghiên cứu đầu tư trực tuyến Daily Graphs phổ biến. Dựa trên phân tích cơ bản và kỹ thuật, các biểu đồ chứng khoán kết hợp bảy yếu tố cơ bản của CAN SLIM, những triết lý của ông đã trở nên rất nổi tiếng, xuất hiện lặp đi lặp lại ở hầu hết các công ty hoạt động hàng đầu trong nhiều thập kỷ của chu kỳ thị trường

Năm 1984, O’Neil ra mắt Investor’s Daily , một tờ báo kinh doanh quốc gia. Tên của nó sau đó được đổi thành Investor’s Business Daily (IBD) quen thuộc hơn vào năm 1991.IBD cung cấp các công cụ, nghiên cứu và sản phẩm phân tích độc đáo cho nhà đầu tư. Tính đến năm 2021, IBD đã có số lượng phát hành hơn 100.0000 và trang web của nó đã thu hút 2,9 triệu khách truy cập mỗi tháng. Cùng năm đó, News Corp thông báo rằng họ đã đồng ý mua lại Investor’s Business Daily từ O’Neil.5

Một số cuốn sách ông đã viết và xuất bản:

Những cuốn sách làm nên tên tuổi của William O'Neil
Những cuốn sách làm nên tên tuổi của William O’Neil
  • The Model Book of Greatest Stock Market Winners
    24 Essential Lessons for Investment Success, 2000 – 24 Bài Học Sống Còn Để Đầu Tư Thành Công Trên Thị Trường Chứng Khoán
  • The Successful Investor, 2003
  • Sports Leaders & Success, 2004
  • Military and Political Leaders & Success, 2004
  • How to Make Money Selling Stocks Short, 2004
  • Business Leaders and Success, 2004
  • How to Make Money in Stocks, 2004
  • Reminiscences of a Stock Operator, 2004
  • How to Make Money in Stocks: A Winning System in Good Times Or Bad, 2009 (Làm Giàu Từ Chứng Khoán)
  • The How to Make Money in Stocks Complete Investing System, 2010

William O’Neil và phương pháp CANSLIM

O’Neil bắt đầu sử dụng chiến lược giao dịch CANSLIM của mình để chọn cổ phiếu. Về cơ bản, CANSLIM là một phương pháp giao dịch trên thị trường chứng khoán nhằm tìm ra các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao. Phương pháp này sử dụng bảy tiêu chí để chọn cổ phiếu, và mỗi tiêu chí được thể hiện bằng một trong các chữ cái trong tên của nó (C-A-N-S-L-I-M).

Bằng cách dựa vào phương pháp CANSLIM, O’Neil nhanh chóng vượt trội so với các đồng nghiệp của mình. Không lâu sau kể từ khi ông gia nhập Hayden, Stone, & Co, O’Neil trở thành nhà môi giới chứng khoán hoạt động tốt nhất công ty. O’Neil đã đạt được thành công chỉ sau 5 năm sau làm việc với Hayden, Stone & Co., sau đó ông quyết định tách ra hoạt động độc lập. Năm 1963, O’Neil thành lập William O’Neil & Co. Công ty tiếp tục thực hiện phương pháp giao dịch CANSLIM của O’Neil và đã đạt được nhiều thành công đáng kể.

O’Neil đã dựa vào nền tảng thống kê về lịch sử biến động của giá cổ phiếu, sau đó ông phát hiện ra một số điều hết sức thú vị, đã phá vỡ những nguyên tắc mà rất nhiều người thường coi là “kim chỉ nam” khi đầu tư. Ví dụ:

  • Mua thấp bán cao.
  • Bắt đáy khi thị trường gặp ngưỡng hỗ trợ.
  • Chỉ chọn mua cổ phiếu có P/E thấp.
  • Áp dụng mua trung bình giá xuống

Để đưa ra một nghịch lý vô cùng vĩ đại:

Những cổ phiếu có vẻ giá đang quá cao và nhiều rủi ro đối số đông mọi người, thì thường có xu hướng lên cao hơn nữa. Trong khi đó, những cổ phiếu có vẻ rẻ và đang ở mức giá thấp, thì sẽ nhiều khả năng xuống thấp hơn nữa.

Vì vậy, việc mua thấp bán cao, mua cổ phiếu giá rẻ, cố gắng bắt đáy là không hiệu quả đối với William O’Neil. Và bộ tiêu chí CANSLIM được ra đời nhằm giúp mọi người dựa vào những tiêu chí này để lựa chọn được các cổ phiếu tốt nhất:

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về các tiêu chí của CANSLIM, có thể đọc thêm ở bài viết:

  • Hướng dẫn đầy đủ về phương pháp CANSLIM trong chứng khoán từ A – Z

Nguyên tắc đầu tư chứng khoán của William O’Neil

Những không chỉ có CANSLIM, mà những triết lý và nguyên tắc đầu tư chứng khoán của ông vẫn luôn hữu ích đối với nhiều người. Ví dụ trong cuốn sách “How To Make Money In Stocks” (Làm giàu từ chứng khoán), ông đã gửi gắm không ít kiến thức, kỹ năng đầu tư, và cả những lời cảnh báo về những lý do chủ yếu khiến người ta thua lỗ trong chứng khoán:

Tổng thể lại những chia sẻ của ông qua nhiều tác phẩm ông đã viết, thì dưới đây là một số triết lý, quan điểm của ông về việc chọn cổ phiếu và đầu tư cổ phiếu:

  • Chỉ nên đầu tư vào các cổ phiếu dẫn đầu, không phải các cổ phiếu đi theo sau hay cổ phiếu vốn hóa thấp. Hầu hết cá cổ phiếu tốt nằm trong top 5 hoặc top 6 của ngành đang phát triển mạnh.
  • Đừng mua một cổ phiếu chỉ vì ham cổ tức cao hoặc P/E thấp. Chỉ nên mua vì công ty có tăng trưởng doanh số và lợi nhuận cao, ROE cao, lợi nhuận biên cao và sản phẩm tốt.

  • Mua các cổ phiếu tăng trưởng có tăng trưởng EPS 3 năm qua ít nhất là 25% và ước tính đồng thuận của các nhà phân tích 3 năm tới cũng sẽ tăng nhiều hơn 25%. Hầu hết các cổ phiếu tăng trưởng nên có dòng tiền hàng năm nhiều hơn 20% so với EPS.
  • Cổ phiếu tốt là tăng trưởng doanh số trong 3 quý liên tiếp tăng dần, hoặc ít nhất doanh số của quý gần nhất tăng tối thiểu 25%. Hãy chú ý lợi nhuận biên của quý gần nhất được cải thiện.
  • Mua các cổ phiếu có ROE từ 17% trở lên. Các công ty tốt nhất thường có ROE từ 25%-50%.
  • Mua các cổ phiếu có RS ở mức 85 điểm trở lên.
  • Áp dụng chiến thuật mua trung bình giá tăng, tức là mua thêm vào khi cổ phiếu tăng giá. William O’Neil cho biết, ông thường mua thêm cổ phiếu khi giá tăng 2 – 3% so với mức giá ban đầu. Nhưng nếu giá tăng trên 5% thì ông sẽ không mua để tránh rủi ro.
  • Không mua cổ phiếu giá quá rẻ: Hiếm hoi có trường hợp ngoại lệ, vì đại đa số, những cổ phiếu giá quá rẻ thì chắc chắn sẽ có nguyên nhân của nó. Và nguyên nhân chính đó là chúng không có nhiều tiềm năng tăng giá. Trong khi đó, các cổ phiếu EPS cao thì giá sẽ cao, và tương lai giá còn cao hơn nữa.
  • Sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định điểm mua là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công khi đầu tư chứng khoán. O’Neil thường quyết định mua khi giá biến động theo mô hình “Cup and Handle” hoặc “Volatility Contraction” (mô hình VCP).
  • Luôn cắt lỗ 7%-8% so với mức giá mua vào. Không có ngoại lệ. – “Tôi biến nó thành một quy tắc để không bao giờ mất hơn 7% cho bất kỳ cổ phiếu nào tôi mua. Nếu một cổ phiếu giảm 7% dưới giá mua, tôi sẽ tự động bán nó“.

  • Hãy đảm bảo cổ phiếu của bạn mua được ít nhất 1 hoặc 2 quỹ tốt mua vào. Bạn nên chú ý đến các cổ phiếu được các tổ chức tích lũy trong vài quý gần nhất.
  • Cổ phiếu tốt sẽ là của những công ty có sản phẩm hoặc dịch vụ tuyệt vời, thị phần lớn, có ban lãnh đạo xuất chúng.
  • Ưu tiên mua cổ phiếu khi thị trường chung đang ở trong xu hướng tăng.

Lời khuyên giá trị của William O’Neil cho nhà đầu tư

Trong quá trình đầu tư, William O’Neil cũng không ít lần gửi gắm những lời khuyên dành cho nhiều người. Dưới đây là những lời khuyên đã trở thành các câu nói hay, nổi tiếng của William O’Neil:

# Đừng bao giờ tranh cãi với thị trường. Sức khỏe và sự bình yên trong tâm hồn bạn quan trọng hơn bất cứ cổ phiếu nào.

# Cổ phiếu dẫn dắt hàng đầu không phải là công ty lớn nhất hay nhãn hiệu nổi tiếng, dễ nhận biết, mà là công ty có tăng trưởng lợi nhuận quý và hàng năng tốt nhất, ROE, lợi nhuận biên, tăng trưởng doanh số cao nhất và hành động giá tích cực.

# Toàn bộ bí mật để chiến thắng trên thị trường không phải là luôn luôn đúng, mà là thua ít nhất khi bạn sai lầm.

# Bất kể quy mô vốn hóa của cổ phiếu là bao nhiêu, khối lượng giao dịch của cổ phiếu bạn mua phải được giao dịch ít nhất vài trăm ngàn cổ phiếu mỗi ngày hoặc cao hơn.

# Cách tốt nhất để đo lường cung và cầu của một cổ phiếu là xem khối lượng giao dịch hàng ngày của nó. Khi một cổ phiếu tăng giá trở lại, nhưng khối lượng giao dịch cạn kiệt, điều này cho thấy không có áp lực bán đáng kể. Khi giá và khối lượng cùng tăng, thường đại diện cho việc tham gia của các tổ chức.

# Hãy học cách đọc đồ thị và nhận ra các nền giá tốt và lựa chọn các điểm mua thích hợp. Sử dụng đồ thị ngày và tuần để cải thiện khả năng chọn lựa cổ phiếu và xác định thời điểm  tham giathị trường. Mua các cổ phiếu nào tạo điểm breakout (phá vỡ) đầu tiên thoát ra khỏi các nền giá tốt với khối lượng cao hơn 50% (hoặc hơn) so với khối lượng giao dịch thông thường.

# Khi mọi người chạy quanh nói rằng một cổ phiếu tuyệt vời như thế nào, thì những người có thể mua có lẽ đã có, và hướng duy nhất để cổ phiếu đi vào thời điểm đó là giảm giá. Khi nó rõ ràng và thú vị với mọi người, thì đã quá muộn!

# Hãy dẹp bỏ lòng kiêu ngạo và cái tôi của bạn. Thị trường không hề biết hay không thèm quan tâm bạn nghĩ gì. Bất kể bạn thông minh ra sao, hãy nhớ thị trường luôn thông minh hơn bạn. IQ cao và trình độ học vấn cao không bảo đảm thành công trên thị trường tài chính. Cái tôi chỉ làm bạn thêm tốn tiền. Đừng tranh cãi với thị trường, và đừng chứng tỏ ra là mình đúng còn thị trường là sai lầm.

# Nếu có thông tin tiêu cực xuất hiện nhưng thị trường phớt lờ nó, bạn nên xem đây là tín hiệu tích cực. Bảng điện đang nói với bạn rằng thị trường đang rất mạnh. Ngược lại, nếu một thông tin tốt xuất hiện nhưng cổ phiếu chỉ nhích tăng nhẹ, bảng điện đang nói với bạn rằng thị trường đang đánh giá thấp thông tin này.

# Mục tiêu là chiến thắng lớn và giao dịch thua lỗ nhỏ. “Các nhà đầu tư thường nhanh chóng thoát những lệnh thắng nhỏ đem lại lợi nhuận thấp, nhưng lại nắm giữ những vị thế thua lớn. Hãy làm điều ngược lại“.

# Giao dịch theo hành động giá chứ không phải ý kiến ​​của riêng mình hoặc của bất kỳ ai khác. Thị trường có xu hướng đi ngược lại với suy nghĩ của đa số mọi người. Có thể nói rằng 95% những gì bạn nghe trên các chương trình truyền hình là những ý kiến cá nhân. Và ý kiến ​​cá nhân hầu như luôn là vô giá trị và thị trường đáng tin cậy hơn rất nhiều.

# Đa dạng hóa danh mục quá mức là một tín hiệu của sự thiếu hiểu biết.

# Luôn vạch ra những sai lầm của bạn trên biểu đồ, nghiên cứu chúng và viết một số quy tắc bổ sung để sửa chữa những sai lầm của bạn và những hành động khiến bạn mất tiền.

# Hãy nhớ, giữ cho nó đơn giản. Đầu tư là đủ khó khăn. Tuân thủ các quy tắc cơ bản của CAN SLIM và đừng phức tạp hóa nó bằng cách trở nên cực kỳ phức tạp.

# Theo thời gian, bạn sẽ học được rằng chỉ một hoặc hai trong số 10 cổ phiếu bạn mua sẽ thực sự nổi bật và có khả năng tăng gấp đôi, gấp ba hoặc nhiều hơn về giá trị.

# Mua một cổ phiếu mà không biết khi nào hoặc tại sao bạn nên bán nó cũng giống như mua một chiếc ô tô không có phanh, hoặc ở trong một chiếc thuyền không có thiết bị bảo vệ tính mạng, hoặc tham gia các bài học bay dạy bạn cách cất cánh nhưng không phải cách hạ cánh.

Tham khảo thêm một số huyền thoại đầu tư khác:

  • Peter Lynch là ai? Quan điểm và triết lý đầu tư ra sao?
  • Benjamin Graham là ai? Quan điểm và triết lý đầu tư ra sao?

Mong rằng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã biết được William O’Neil là ai, và tại sao ông lại được giới đầu tư ngưỡng mộ như vậy. Có thể thấy, những kinh nghiệm, triết lý của ông đối với thị trường chứng khoán và vô cùng hữu ích. Bất cứ nhà đầu tư nào cũng nên biết và học hỏi để có thể vận dụng nhằm cải thiện kết quả đầu tư của mình. Còn bạn, bạn đánh giá sao về William O’Neil và những nguyên tắng đầu tư của ông?

DRCCHEN

DRCCHEN

Bài viết liên quan

Paul Tudor Jones là ai? Tiểu sử, tài sản, gia đình, quy tắc giao dịch
Doanh nhân & nhà đầu tư

Phù thủy giao dịch Paul Tudor Jones là ai? 10 nguyên tắc trade của ông

by Bích Hạnh
16 Tháng 3, 2023
0

Được đánh giá là một trong những nhà giao dịch nổi tiếng và là tỷ phú người Mỹ đã thành...

Jim Cramer là ai?
Doanh nhân & nhà đầu tư

Jim Cramer là ai? Tại sao nhà đầu tư thích đi NGƯỢC lại khuyến nghị của ông?

by DRCCHEN
15 Tháng 3, 2023
0

Trong số các nhà đầu tư nổi tiếng, có nhiều cái tên tuổi lẫy lừng với nhiều kinh nghiệm quỹ...

Bernard Arnault là ai? Tiểu sử, gia đình, vợ con
Doanh nhân & nhà đầu tư

Bernard Arnault – Tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay là ai?

by Bích Hạnh
14 Tháng 3, 2023
0

Nếu năm 2022 là năm mà tỷ phú Elon Musk được nhắc tới nhiều nhất thì những tháng đầu năm...

Ông chủ Amazon Jeff Bezos là ai, tiểu sử, tài sản, cuộc đời và sự nghiệp

Ông chủ Amazon Jeff Bezos là ai? Tiểu sử, đời tư & thành tích

9 Tháng 3, 2023
Nick Leeson là ai?

Nick Leeson là ai – Trader “lỗ đậm” nhất lịch sử, làm sụp đổ cả một ngân hàng

9 Tháng 3, 2023
Carl Icahn là ai?

Carl Icahn là ai? “Kẻ cướp” phố Wall khiến các công ty trên sàn khiếp sợ

7 Tháng 3, 2023
Next Post
Jesse Livermore là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, triết lý đầu tư

Jesse Livermore là ai? Tiểu sử & chiến lược của huyền thoại Trader

Jim Simons là ai?

Jim Simons - "Nhà đầu tư thông minh nhất thế giới" & những lời khuyên giá trị

Charlie Munger là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, triết lý đầu tư

Charlie Munger là ai? Tiểu sử & hành trình trở thành tỷ phú đầu tư

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

📚 Về GSPhong.Com

Tôi lưu trữ và hệ thống lại những gì mình tin. Không viết để dạy ai, vì học là điều không thể ép buộc.

Một dòng đúng có thể đổi cả cách nghĩ. Nếu bạn thấy điều gì giá trị, có lẽ chúng ta đã hữu duyên.

Hẹn gặp ở nơi nhận thức giao nhau. Giới thiệu / Hướng dẫn.

Bài đăng mới nhất

Phân tích VNIndex và thị trường CKVN cập nhật tháng 6/2025

9 Tháng 6, 2025

Công thức của một lần đổi đời – và xác suất thật sự đằng sau nó

14 Tháng 5, 2025

Động cơ tăng giá – kiến thức quan trọng nhất để chọn tài sản đầu tư

11 Tháng 5, 2025

Quản trị vốn thực chiến: Đi tới tận cùng của an toàn và hiệu quả

11 Tháng 5, 2025

Đầu tư thành công là cuộc chơi chọn thời điểm bán

10 Tháng 5, 2025

Phương pháp áp dụng lãi kép tốt thứ ba: Đầu cơ hiệu quả

10 Tháng 5, 2025

Phương pháp áp dụng lãi kép tốt thứ hai: Đầu tư chứng khoán

11 Tháng 5, 2025

Phương pháp áp dụng lãi kép tốt thứ nhất: Đầu tư vào bản thân mình

10 Tháng 5, 2025

Toàn tập về lãi kép: Cơ chế, trở ngại và cách vận dụng

10 Tháng 5, 2025

Bản chất của học đầu tư: Làm chủ số tiền ngày càng lớn

8 Tháng 5, 2025

Làm thế nào để đầu tư không giết chết cuộc đời bạn

8 Tháng 5, 2025

6 vấn đề sống còn mà nước Mỹ buộc phải giải quyết

30 Tháng 4, 2025

Không có dịch vụ, sản xuất sớm chết yểu?

30 Tháng 4, 2025

Sự quan trọng của sản xuất: Tác động chi tiết của nó lên toàn xã hội

29 Tháng 4, 2025

Bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ và những tác động của nó tới thị trường

7 Tháng 5, 2025

Tổng quan về kinh tế và thị trường tháng 4/2025

30 Tháng 5, 2025
Tìm hiểu về sự tương quan giữa giá trị và tỉ giá tiền tệ

Tương quan giữa giá trị của tiền tệ và tỉ giá tiền tệ

29 Tháng 8, 2023
TOP doanh nghiệp ngành dầu khí hàng đầu tại Việt Nam hiện nay

TOP 10 doanh nghiệp dầu khí lớn nhất tại Việt Nam hiện nay

9 Tháng 8, 2023
TOP công ty công nghệ thông tin lớn nhất hàng đầu Việt Nam.

Top 10 công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam hiện nay

9 Tháng 8, 2023
TOP doanh nghiệp, công ty ngành bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

Top 10 doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất Việt Nam, cập nhật 2023

8 Tháng 8, 2023
  • Pháp lý & bảo mật
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Hướng dẫn sử dụng

© 2025 - GSPhong.Com - Blog chia sẻ kiến thức, chiến lược và học hỏi đầu tư bởi Hoài Phong

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
No Result
View All Result
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ 3F Capital
    • Via Virtus Capital
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu