Trong các phương pháp trade coin, forex thì Swing Trading là một phương pháp khá phổ biến và được nhiều trader lựa chọn. Tuy nhiên nếu đây là lần đầu bạn nghe về Swing Trading, bạn sẽ thắc mắc Swing Trading là gì? Nên giao dịch thế nào? Hãy cùng gsphong.com đi tìm hiểu chiến lược trade này ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Swing Trading là gì, hướng dẫn A – Z
Swing Trading là gì?
Swing Trading là phương pháp giao dịch nhằm mục tiêu bắt được các CON SÓNG tăng giảm luân phiên của thị trường. Với kiểu giao dịch này, bạn có thể luân phiên BUY/SELL, không cần quá quan tâm đến xu hướng chính. Swing tức là sóng.
Giả sử bạn vào lệnh LONG/BUY, bạn sẽ giữ lệnh trước khi xuất hiện áp lực bán. Có nghĩa bạn sẽ chốt lời trước khi thị trường đảo chiều giảm.
Nếu bạn chưa hiểu Swing Trading là gì, có thể xem hình minh họa bên dưới:
Hoặc thực tế hơn, đây là Swing Trading đối với cặp USD/JPY:
Xác định khu vực để Swing Trading thế nào?
Swing Trading là giao dịch dựa vào các con sóng. Tuy nhiên không phải cứ thấy sóng xuất hiện là bạn tham gia, mà muốn tăng tỷ lệ chiến hắng, hãy chỉ tham gia Swing Trading tại entry tốt nhất.
Quan trọng:
- Bạn nên LONG/BUY ở một mức giá bạn đánh giá là “rẻ”.
- Bạn nên SHORT/SELL ở một mức giá bạn đánh giá là “đắt”.
Vậy làm thế nào để xác định được “đắt” và “rẻ”? Bạn có thể sử dụng 3 cách dưới đây:
Cách 1: Sử dụng Hỗ trợ và kháng cự
- Hỗ trợ – một khu vực trên biểu đồ mà khi giá giảm xuống vùng này, sẽ bật tăng trở lại.
- Kháng cự – một khu vực trên biểu đồ mà khi giá tăng lên vùng này, sẽ quay đầy giảm.
Nếu bạn chưa từng tìm hiểu về hỗ trợ/kháng cự, có thể đọc qua bài viết:
Ví dụ:
Vì vậy, một khu vực bạn có thể tham gia Swing Trading, nếu bạn thấy nó có Kháng cự và Hỗ trợ rõ ràng. Nếu bạn muốn “mua thấp bán cao”… thì hãy: BUY ở Hỗ trợ và SELL ở Kháng cự.
Cách 2: Sử dụng đường trung bình động MA
Tuy nhiên, không phải lúc nào đồ thị giá cũng hiển thị rõ cho bạn một khu vực kháng cự – hỗ trợ nằm ngang như trong lý thuyết. Trường hợp như vậy chỉ xuất hiện khi thị trường sideway, chưa rõ được xu hướng tăng/giảm.
Còn nếu thị trường đang có xu hướng rõ rệt, ví dụ như trong xu hướng tăng, thì nó sẽ tạo thành các đáy sau cao hơn đáy trước, và đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
=> Lúc này, bạn có thể sử dụng đường trung bình động (MA).
- Xu hướng tăng mạnh, giá sẽ chạm đường MA20 và bật lên.
- Xu hướng tăng trung bình, giá sẽ chạm đường MA50 và bật lên.
- Xu hướng tăng yếu, giá sẽ chạm đường MA100 và bật lên.
Ngược lại, đối với xu hướng giảm, thì đồ thị giá sẽ nằm dưới đường MA. Khi giá chạm vào đường MA, xác suất cao sẽ quay đầu giảm.
Cách 3: Sử dụng đường xu hướng
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng đường xu hướng (trendline).
- Đường xu hướng tăng: sẽ “dốc” lên trên, cho thấy áp lực mua đi lên.
- Đường xu hướng giảm: sẽ “dốc” xuống dưới, cho thấy áp lực bán tăng mạnh.
Đây là ví dụ về Đường xu hướng tăng:
Swing Trading: Khi nào bạn nên vào lệnh?
Bạn đã hiểu về Swing Trading là gì, cũng như biết được thời điểm bạn nên tham gia Swing Trading. Giờ sẽ là lúc đi sâu vào giao dịch của bạn – Đầu tiên là thời điểm vào lệnh.
Bạn có thể tham gia giao dịch tại thời điểm giá chạm đến một vùng giá trị (chạm kháng cự/hỗ trợ, trendline, hoặc MA…) hoặc đợi đến khi nó có dấu hiệu đảo chiều sau khi chạm vào vùng giá trị thì mới vào lệnh.
Thực ra cả 2 cách bạn đều thể áp dụng, nhưng cá nhân mình ưu tiên việc chờ đến khi giá đảo chiều. Dù có thể lợi nhuận bạn sẽ không cao bằng, nhưng sẽ tránh được trường hợp giá phá vỡ xu hướng hiện tại.
Có 3 cách để bạn bắt tín hiệu:
Khi xuất hiện tín hiệu False Breakout
Swing Trading này tận dụng các trader bị “mắc bẫy” vì nghĩ rằng breakout thực sự xảy ra. Đây là cách nó hoạt động (ví dụ với xu hướng tăng):
- Các trader thường có xu hướng LONG/BUY khi giá breakout khỏi khu vực kháng cự.
- Nhưng nhiều trường hợp sau khi breakout, giá lại quay đầu giảm. Lúc này, Breakout sẽ trở thành False Breakout (breakout giả).
Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi False Breakout?
Lúc này, các trader mua khi breakout (đột phá) sẽ bị “kẹt”, và lệnh của họ sẽ đang trong màu đỏ. Nếu giá tiếp tục giảm, nó sẽ kích hoạt lệnh cắt lỗ của họ, khiến giá tiếp tục giảm sâu hơn nữa.
⇒ Nếu bạn tham gia Swing Trading và đặt lệnh sau khi có tính hiệu False Breakout, bán có thể có một giao dịch với xác suất thành công rất cao.
Khi xuất hiện mô hình nến đảo chiều
Các mô hình nến đảo chiều tăng giá cho thấy rằng người mua đang nắm quyền kiểm soát. Một số mô hình đảo chiều tăng giá thường gặp là: Hammer, Bullish Engulfing, Morning Star, v.v.
Nhưng đối với bài viết này, mình sẽ đề cập đến Hammer:
Hammer là một mô hình đảo chiều tăng giá (1 nến) hình thành sau khi giá giảm, bạn sẽ thấy nó xuất hiện rất nhiều trên đồ thị giá, với tên gọi nến rút chân. Trông nó như thế này.
– Đặc điểm: Thân nến chỉ bằng khoảng ¼ chiều dài cả cây nến, râu nến dài.
– Ý nghĩa của cây nến Hammer này: phe bán đã đẩy giá xuống thấp, nhưng lực mua mạnh nên đã đẩy giá lên cao hơn. Tóm lại, Hammer cho thấy giá khó có thể tụt sâu hơn nữa (vì lực mua rất lớn ở bên dưới), nên đây là một tín hiệu cho thấy sắp có sự đảo chiều tăng.
Còn khi thị trường giảm giá, thì bạn sẽ tìm cây nến trái ngược với nến Hammer, đó là nến Shooting Star. (Ngoài ra cũng có thể còn một số mô hình khác như, Bearish Engulfing , Evening Star, v.v.)
Nhưng đối với bài viết này, mình sẽ đề cập đến Shooting Star, trông nó như thế này:
Nhìn chung, Shooting Star là một mô hình nến đảo chiều giảm giá, cho thấy giá khó có thể tăng cao hơn nữa, và tín hiệu đảo chiều giảm sắp xảy ra.
Swing Trading: Đặt lệnh Stop Loss ở đâu?
Swing Trading là gì? Câu hỏi đặt ra là đặt điểm cắt lỗ ở đâu để bạn không bị khớp quá sớm, mà nếu thua lỗ cũng không có cao?
Hiện nay, một trong những sai lầm của nhiều bạn là áp dụng nguyên tắc đặt Stop Loss rất sát entry, vì bạn nghĩ làm như vậy thì sẽ giảm thiểu rủi ro.
Tuy nhiên sự thật không đúng, bởi như vậy đồng nghĩa với việc bạn sẽ thường xuyên bị chạm SL, sau đó thị trường lại quay đầu theo hướng có lợi cho bạn. => Nó chứng tỏ phân tích của bạn đúng, nhưng cuối cùng bạn vẫn bị mất tiền vì lệnh cắt lỗ khớp quá sớm.
Vậy, giải pháp là gì?
Tăng khoảng cách Stop Loss của bạn ra, đến mức bạn có chịu được – sau đó liên tục quan sát thị trường. Hãy nhớ: Chỉ đặt SL ở điểm mà khi nó khớp lệnh, chứng tỏ phán đoán của bạn về thị trường đã sai.
Thông thường, mọi người thường đặt khá sát kháng cự/hỗ trợ. Nhưng đặt ở đó rất dễ bị khớp, nhưng rồi giá lại đảo chiều quay đầu.
Ví dụ:
Bởi vì một số trader thấy giá giảm sâu hơn mức giá thấp trước đó, họ cho rằng đó là mức giá tốt để mua, nên đã đặt lệnh mua vào, làm tăng áp lực mua.
⇒ Đó chính là nguyên nhân mà sau khi lệnh STOP LOSS của bạn được thực hiện, thì giá lại đảo chiều quay đầu đi lên. Bởi vì dưới vùng kháng cự là nơi có áp lực MUA rất lớn.
Vì vậy, cách tốt nhất hãy lùi SL ra xa kháng cự và hỗ trợ một chút. Có thể đọc thêm bài viết bên dưới:
Swing Trading: Đặt lệnh Take Profit ở đâu?
Chốt lời ở đâu trước khi thị trường đảo ngược 180 độ so với bạn?
Nhắc lại khái niệm Swing Trading là: là kiểu giao dịch mà bạn sẽ đóng vị thế khi thấy áp lực mua/bán ở phía đối diễn xuất hiện.
Vì vậy:
- Nếu bạn BUY/LONG, bạn sẽ muốn chốt lời tại các khu vực mà áp lực bán có thể xuất hiện (ví dụ như giá chạm kháng cự, giá phá xuống dưới đường MA trong xu hướng tăng….).
- Nếu bạn SELL/SHORT,
- bạn sẽ muốn chốt lời tại các khu vực mà áp lực mua có thể xuất hiện (ví dụ như giá chạm hỗ trợ, giá phá xuống dưới đường MA trong xu hướng giảm….).
Ví dụ:
Tuy nhiên, đừng đặt Take Profit ở mức sát hỗ trợ/kháng cự, vì thị trường có thể đảo ngược 180 độ trước khi đạt được mục tiêu của bạn. Thay vào đó, hãy tìm cách chốt lời sớm hơn một vài pips.
Tóm lại, các bước để Swing Trading:
- Xác định một khu vực để tham gia Swing Trading, ưu tiên lúc thị trường có kháng cự/hỗ trợ rõ ràng.
- Chờ giá chạm đến Hỗ trợ.
- Sau đó đợi tín hiệu False Breakout hoặc nến đảo chiều tăng giá, sau đó vào lệnh BUY/LONG.
- Đặt Slop Loss ở mức thấp hơn hỗ trợ 1 khoảng, và đặt TP cũng ở mức thấp hơn kháng cự một khoảng.
Hoặc:
- Chờ giá chạm đến Kháng cự.
- Sau đó đợi tín hiệu False Breakout hoặc nến đảo chiều giảm giá, sau đó vào lệnh SELL/SHORT.
- Đặt Slop Loss ở mức cao hơn kháng cự 1 khoảng, và đặt TP cũng ở mức cao hơn hỗ trợ một khoảng.
Nhiều website khuyên bạn sử dụng khung 4 giờ, 1 ngày. Nhưng quan điểm của mình thì không như vậy. Bạn có thể sử dụng bất cứ khung thời gian nào. Miễn là bạn quen thuộc với nó.
Trên đây là những hướng dẫn về Swing Trading. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu được Swing Trading là gì, và các vận dụng nó nhuần nhuyễn để kiếm được lợi nhuận trên thị trường. Nếu còn có thì thắc mắc, hãy để lại comment bên dưới để mình giải đáp nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn giao dịch thành công.